Podcast Nhà Mường: Cách cải thiện trí nhớ

Xin chào anh chị, chào mừng các anh chị đã quay trở lại với podcast nhà mường được phát sóng trên kênh nhà mường FM tần số yêu thương MHz.

Có bao giờ anh chị gặp lại một người bạn cũ mà ko thể nhớ nổi tên của họ là gì? Hay mỗi sáng đi làm là lại phải chạy lên chạy xuống 5 lần 7 lượt vì quên hết thứ này đến thứ khác? Và anh chị vội kết luận rằng mình là một người có não cá vàng hay còn gọi là trí nhớ kém. Ngày hôm nay, qua số podcast này nhà Mường mong rằng anh chị sẽ thay đổi suy nghĩ đó đi. Để nhà Mường nói cho anh chị biết nhé. Trí nhớ không phải là một hệ thống toàn diện. Vừa nhớ tốt nhưng cũng vừa hay quên. Thực tế chúng ta có thể nhớ tốt trong 1 số lĩnh vực nào đó nhưng nhớ kém trong lĩnh vực khác. Điều chúng ta cần làm là cải thiện trí nhớ ở những lĩnh vực mà ta còn kém. Trí nhớ của bạn không kém như bạn nghĩ. Bằng chứng là với 150 lần sử dụng chìa khóa trong 1 tháng anh chị chỉ quên 10 lần trong tháng đó. Như vậy tỉ lệ nhớ thành công là 95% nhưng với 5% thất bại, anh chị đã vội nhận định rằng trí nhớ của mình rất kém.

Một điều ngạc nhiên khác, tuổi tác chỉ là sự biện hộ, không có một giới hạn nào cho khả năng ghi nhớ của con người. Mỗi người chỉ sử dụng 10% khả năng ghi nhớ của mình. Thứ ngăn cản anh chị nâng cao khả năng ghi nhớ của mình. Đó là không tin tưởng vào bản thân mình. Vậy nên điều đầu tiên trước khi rèn luyện trí nhớ là gạt bỏ suy nghĩ đó đi.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng cải thiện trí nhớ anh chị nhé.

Đầu tiên là phá bỏ rào cản năng lực, một con bọ chét có thể nhảy cao gấp nhiều lần chiều dài cơ thể của nó, nhưng khi bị nhốt trong cái hộp và sau vài lần nhảy chạm vào nắp hộp thì nó đã tự mặc định nó không thể nhảy qua chiếc hộp đó. Và kết quả nó chỉ nhảy thấp hơn chiều cao của chiếc nắp hộp mặc dù chiếc hộp đã mở nắp. Vì vậy anh chị đừng đặt ra cho bản thân bất kì giới hạn nào về mốc thời gian anh chị có thể ghi nhớ

Thứ 2 sự tập trung chú ý. Có đến 95% số người được hỏi không thể miêu tả logo mà họ đã thấy trước đó hàng nghìn lần. Vấn đề cốt yếu là về sự tập trung, chúng ta nhìn thấy chúng nhưng lại không quan sát chúng, chúng ta nghe thấy nhưng lại không lắng nghe.

Quá trình ghi nhớ thông tin chia làm 3 giai đoạn: Tiếp nhận thông tin, gdd2 xử lí thông tin và ghi nhớ, gđ 3 đưa ra thông tin. Tiếp nhận thông tin hiệu quả là phải tập trung chú ý, sau đó lưu lại và ghi nhớ chúng. Anh chị hãy cố gắng thực hiện những bài tập nhỏ để tăng khả năng chú ý của mình ví dụ như tập trung đọc sách trong quán cf nhiều người, cố gắng lắng nghe radio, các cuộc trò chuyện khi đi trên đường hay đến 1 buổi hòa nhạc hãy nghe âm thanh của từng nhạc cụ.

Vậy làm thế nào để tập trung chú ý? Hãy liên tưởng tất cả thành những yếu tố mà anh chị cảm thấy thu hút, tạo chúng thành một câu chuyện liên kết với nhau. Gắn chúng với những yếu tố mất cân đối như quá to hay quá nhỏ, gắn với số lượng phóng đại, với những thứ đang di chuyển và chuyển động. Hoặc là với những yếu tố hài hước, buồn cười nhất có thể. Anh chị sẽ nhớ tốt hơn khi đó là sở thích những gì mà ac thấy hứng thú. Còn đối với những thứ anh chị không quan tâm, hãy tạo một món quà ảo như 1 giấc ngủ thật ngon sau hoàn thành công việc đó. Nó sẽ tạo ra động lực giúp anh chị trong việc ghi nhớ.

Số podcast tuần này của Nhà Mường đến đây là kết thúc. Cảm ơn anh chị đã lắng nghe podcast của Nhà Mường ngày hôm nay. Mong rằng qua số podcast ngày hôm nay, anh chị đã có cho mình một phương pháp để cải thiện trí nhớ hiệu quả. Xin chào và hẹn gặp lại anh chị ở số podcast của Nhà Mường tuần sau.

Tin cùng chuyên mục