“56 ngày đêm – quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
Ánh mặt trời chiếu xuống ô cửa của khách sạn tôi đang lưu trú, từ trên cao tôi thấy rõ những con người tấp nập qua lại trong cái nắng hè không mấy dễ chịu. Ngắm nhìn khung cảnh tuy ồn ào, vội vã nhưng lại tràn đầy hơi thở của sự sống ấy, tôi bất giác nhớ lại khung cảnh 70 năm về trước qua những câu chuyện được vẽ bằng chất giọng già nua của ông khi dỗ dành tôi vào giấc ngủ. Câu chuyện về những vị anh hùng thời chiến đã dùng xương máu để bảo vệ tương lai cho hàng triệu đứa trẻ ngày hôm nay, trong đó có cả tôi.
Trong cái tiết trời khắc nghiệt của mùa hè năm 1954, trên mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ đã nằm xuống không biết bao nhiêu thế hệ anh hùng. Những người chiến sĩ sau lưng là gia đình, trên vai là đất nước, đã hy sinh tất cả để bảo vệ nền hòa bình của tổ quốc. Ông tôi bảo “Nhiều lắm, họ ngã xuống rồi lại đứng lên dù trên người đầy rẫy thương tích, họ nắm chặt trong tay lá cờ đỏ như ngọn đuốc dẫn đường, người này mất đi thì người khác lại tiếp bước giương cao lá cờ không ngừng tiến lên…” Ông đặc biệt bồi hồi chua xót, đôi mắt tèm nhèm như đang chực khóc khi kể về người anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai của địch, trước khi toàn thân anh bị bom đạn của kẻ thù bắn nát, anh đã hô vang “Quyết hy sinh…vì Đảng…vì dân””.
Những người chiến sĩ Điện Biên hừng hực hào khí khi phá nát sân bay Mường Thanh – được ví như “yết hầu” cung cấp hàng chục chuyến bay vận chuyển tiếp tế của quân địch, đây cũng là nơi thả dù cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ – bằng chiến thuật đào hầm cắt chéo sân bay Mường Thanh thanh hai hình tam giác, chúng ta đã chiến thắng trong tiếng bom tiếng đạn, âm thanh reo hò vui mừng khi ấy đã làm rung chuyển cả thung lũng Mường Thanh rộng lớn.
56 ngày đêm khói lửa, 56 ngày đêm chấn động địa cầu, tinh thần đoàn kết và lòng yêu hòa bình của nhân dân ta đã chiến thắng mọi vũ khí tối tân của quân địch. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh dấu chấm hết cho sự ngoan cố, hiếu chiến của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên bàn Hội nghị, buộc Chính phủ Pháp cùng các bên tham dự phải ngồi vào bàn nghị sự, ký Hiệp định Giơnevơ (trừ Mỹ) đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 21/7/1954.
Mỗi khi nhắc lại những câu chuyện về Chiến dịch Điện Biên Phủ và trận đánh chiếm sân bay Mường Thanh, ánh mắt người ông tôi lại sáng lên, giọng nói yêu chiều vỗ về dạy tôi về niềm tự hào khi ông cũng là một trong số những ngọn lửa đã cháy hết mình với tổ quốc thời tuổi trẻ, ông dặn tôi phải biết trân trọng nền hòa bình ngày hôm nay, biết ơn những vị chiến sĩ độ tuổi còn rất trẻ đánh đã đánh đổi cả cuộc sống để dành lấy một tương lai hạnh phúc cho đất nước.
Thời chiến đã qua, thời bình trở lại, cái tên “Mường Thanh’ chính vì thế mà trở nên đặc biệt trong tôi. Đối với tôi, “Mường Thanh” không chỉ là tên của một tập đoàn, một chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương, mà đó còn là sự tự hào cho một truyền thống dân tộc kiên cường, bất khuất. Người Việt Nam lưu trú tại khách sạn Mường Thanh, giống như mang trong mình giọt máu anh hùng bước ra từ chiến thắng vẻ vang chấn động địa cầu năm ấy – chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phạm Lê Tiểu Linh – Mường Thanh Grand Sai Gon Centre Mường Thanh