Kể từ thi ra đời, Tết Mường Thanh đã đi vào cuộc sống của mỗi người Mường Thanh như một ngày hội, ngày Tết thứ hai của mình sau Tết Nguyên Đán.
Khởi nguồn từ vùng đất Tây Bắc, sau gần 30 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Mường Thanh vẫn kiên định với tôn chỉ gìn giữ giá trị cội nguồn thương hiệu thông qua việc duy trì và tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, mà trong đó, Tết Mường Thanh được xem là một trong những hoạt động tiêu biểu. Cũng giống như Tết Việt, Tết Mường Thanh mang giá trị truyền thống văn hóa vô cùng lớn lao.
Trong tâm thức người Việt, Tết là dịp để gửi gắm những niềm tin và hy vọng. Bởi vậy mà cuộc sống hiện đại cách đón Tết mỗi thời có nhiều thay đổi người ta vẫn không quên tìm người xông nhà hợp tuổi gia chủ, mừng tuổi người già và trẻ nhỏ, treo câu đối đỏ, cắm hoa tươi… Hay những việc làm mới như dọn dẹp, sơn sửa nhà cửa, người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa, gội đầu sạch sẽ, mặc quần áo mới. Tất cả những điều đó đều mang ý nghĩa gột bỏ những điều kém may mắn trong năm cũ và hy vọng về một mùa xuân mới, một năm mới sung túc và nhiều tài lộc.
Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn. Tết là ngày đầu tiên của năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và làm mới mọi việc.
Một giá trị nữa của Tết Nguyên đán mà chỉ có ở phương Đông đó là dịp để người sống thể hiện tình cảm với ông bà, bố mẹ và những người đã khuất. Vào tối 30, chúng ta thắp hương mời ông bà tổ tiên về ăn tết, vì chúng ta tin rằng những ngày tết, những người đã khuất ấy vẫn về quan sát chúng ta. Đây là dịp để con cháu trong gia đình bày tỏ lòng hiếu lễ với bề trên.
Dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết. Nguồn ảnh: Sưu Tầm
Quay trở lại với Tết Mường Thanh, ngược dòng lịch sử về năm 1983, Bác Lê Thanh Thản – Người sáng lập Tập Đoàn Mường Thanh đặt chân đến mảnh đất Điện Biên (Lai Châu cũ), rồi năm 1992 Khách sạn Mường Thanh đầu tiên ra đời mở lối cho cánh chim đại bàng mãnh mẽ sải cánh bay sau này. Qua gần 30 năm, Thương hiệu Mường Thanh đã phát triển trở thành “Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương” với 54 khách sạn. Tên gọi “Mường Thanh” đã vươn tầm cao mới, nhân viên khách sạn Mường Thanh giờ không chỉ có những người con của đất Điện Biên, mà đã là hơn 8.000 người lao động ở khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam và nước bạn Lào với tiếng nói khác nhau, bản sắc văn hóa, phong tục khác nhau. Cùng với sự phát triển nhanh và tinh thần hội nhập ngày càng mạnh mẽ, Bác Chủ tịch luôn có một nỗi lòng canh cánh là làm sao để cội nguồn thương hiệu không bị lãng quên? Làm sao để các thê hệ cán bộ nhân viên mới có thể hiểu và yêu tên gọi “Mường Thanh”? Phải có một ngày để tất cả người Mường Thanh cùng hướng về Điện Biên, hướng về nguồn cội – như mỗi năm người Việt Nam dù đi đâu cũng nhớ ngày đoàn tụ trong dịp Tết Nguyên Đán. Bởi vậy, ngày 12/03/2014 “Tết Mường Thanh” đầu tiên đã ra đời. Cho đến nay, “Tết Mường Thanh” đi vào cuộc sống của mỗi người Mường Thanh như một ngày hội, ngày Tết không thể thiếu.
Tết Mường Thanh được chọn vào tháng 3 vì đây là lúc hoa ban của núi rừng Tây Bắc nở rộ, gọi mùa xuân về trên những lộc non của núi rừng, trên những ruộng bậc thang và trong lòng người dân Tây Bắc với một hy vọng mới về mùa màng bội thu.
Khách hàng và người Mường Thanh xúng xính trong trang phục dân tộc Thái nhảy điệu sạp uyển chuyển.
Trong ngày này, tất cả các khách sạn sẽ cùng trang trí cây hoa ban ở đại sảnh, treo lên đó những nét đẹp văn hóa Mường Thanh. Các cô gái xúng xính trong trang phục váy Thái nhảy điệu sạp uyển chuyển. Nếu Tết Nguyên Đán không thể thiếu bánh chưng, mâm ngũ quả… thì trong mâm cơm ngày Tết Mường Thanh từ Bắc chí Nam không thể thiếu món xôi ngũ sắc được nấu từ nếp nương Điên Biên, pa-pỉnh-tôp (cá chép nướng kiểu Thái), thịt trâu gác bếp, măng rừng, rượu táo mèo… những món ăn đặc sắc của vùng núi Tây Bắc.
Xôi ngũ xắc – một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Mường Thanh.
Như ý nghĩa của một ngày Tết thực sự, người Mường Thanh cùng nhau ăn Tết, cùng tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa, bản sắc thương hiệu. Các hoạt động trong Tết Mường Thanh mang giá trị kết nối cộng đồng khi người người quây quần bên mâm cỗ. Đó cũng là sự thể hiện lòng mến khách hồn hậu, ấm áp tình người của gia chủ Mường Thanh. Như vậy xét về giá trị văn hóa, Tết Việt và Tết Mường Thanh đều mang những ý nghĩa vô cùng lớn lao của tình người là hy vọng, đoàn tụ và hiếu lễ. Nếu có điểm khác biệt, có lẽ giá trị hiếu lễ “uống nước nhớ nguồn” trong Tết Mường Thanh được thể hiện mạnh mẽ hơn cả.
Tết Mường Thanh mang giá trị kết nối cộng đồng: Kết nối người Mường Thanh hướng về cuội nguồn, kết nối khách hàng bằng sự mến khách hồn hậu của Mường Thanh.
Đi qua những giây phút sống trong phong tục đẹp đẽ của gia đình Việt trong dịp Tết ta càng thêm hiểu hơn giá trị văn hóa lớn lao trong Tết Mường Thanh cũng như tôn chỉ “gìn giữ giá trị cội nguồn thường hiệu” mà Mường Thanh đã, đang và sẽ tiếp tục theo đuổi. Đó là “kim chỉ nam” cho tiến trình vươn tầm thế giới của một thương hiệu thuần Việt như Mường Thanh chúng ta.
Hạnh San