Đó là khẳng định của anh Trần Ngọc Lương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh sau khi kết thúc 5 ngày (từ 10 – 14/7) tập huấn cho đào tạo viên chế biến món ăn tại khách sạn Mường Thanh Lạng Sơn.
Mục đích của chương trình tập huấn lần này nhằm triển khai 20 chuyên đề cơ bản và 36 SOPs quy trình tiêu chuẩn SOPs nghề bậc 1 nghiệp vụ chế biến món ăn đến các Bếp ở vùng 1, 2, 3. Đối tượng tham gia tập huấn là bếp Trưởng (nếu bếp Trưởng bận thì bếp Phó đi thay). Ngoài phần hướng dẫn lý thuyết, chương trình tập huấn có phần thực hành đi kèm. Đặc biệt là có phần chia sẻ của các bếp Trưởng/ bếp Phó về các món ăn đặc trưng của từng vùng miến.
Đánh giá thực trạng chất lượng các món ăn chế biến tại Mường Thanh, anh Trần Ngọc Lương cho biết, theo đánh giá của đa số khách hàng, thế mạnh của món ăn tại Mường Thanh là ngon, hợp khẩu vị, giá cả rẻ, hợp lý, địa điểm ngồi ăn đẹp. “Nhưng thực tế cho thấy chất lượng món ăn chưa được đồng đều và ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực của một số CBNV bộ phận bếp còn hạn chế, chưa được đào tạo, ý thức chưa cao và chất lượng thực phẩm đầu vào ở một số vùng miền chưa đáp ứng được yêu cầu”, anh Lương nói.
Anh Trần Ngọc Lương thực hành chế biến món lợn quay.
Để giải quyết tình trạng này, theo Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh, các khách sạn cần: Nâng cao năng lực của các CBNV bộ phận bếp thông qua đào tạo tại chỗ, đào tạo chéo và đánh giá tay nghề; Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm vùng miền; Thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của khách hàng để điều chỉnh món ăn phù hợp với khẩu vị của từng đối tượng khách hàng; Triển khai việc kiểm tra chéo, giám sát các bếp theo tiêu chuẩn đã thống nhất, áp dụng cơ chế thưởng, phạt hợp tình, hợp lý; Tuyển dụng đủ số lượng nhân sự cần thiết, tăng cường sinh viên thực tập để tạo nguồn nhân lực cũng như hỗ trợ thêm vào mùa cao điểm.
Ngoài ra, các khách sạn cũng cần nâng cao chất lượng thực phẩm đầu vào thông qua việc chia sẻ các nhà cung cấp có uy tín và tăng cường khâu giám sát giám sát chất lượng.
Trước đó, tại Đại hội Ban Giám đốc các đơn vị thành viên (GM Meeting) 2017, các đại biểu tham dự đã đề cập đến việc cần chú trọng hơn các món ăn đặc trưng của Mường Thanh để tạo dấu ấn riêng. Nói về vấn đề này, anh Lương khẳng định, các món ăn đặc trưng của vùng miền nói chung và của Mường Thanh nói riêng đã được chia sẻ thực tế tại khóa tập huấn cho các Quản lý vùng ở Mường Thanh Grand Đà Nẵng trong tháng 4 vừa qua, khóa tập huấn cho các bếp Trưởng/ bếp Phó ở Mường Thanh Lạng Sơn từ 10 – 14/7. Đồng thời, nội dung này cũng được chia sẻ ở khóa tập huấn tại Mường Thanh Grand Hà Tĩnh từ 17 – 21/7 và ở khóa tập huấn ở Mường Thanh Luxury Buôn Ma Thuột từ 24 – 28/7. Đến cuối tháng 7/2017, tất các các bếp của Mường Thanh sẽ được chia sẻ kinh nghiệm về chế biến món ăn đặc trưng vùng miền.
Ngoài các món ăn Việt Nam, Mường Thanh còn chú trọng vào các món ăn đến từ các nước có lượng khách lớn lưu trú tại hệ thống khách sạn của tập đoàn. “Trong năm 2017, Mường Thanh sẽ triển khai các khóa đào tạo về món ăn Âu và cách chế biến các loại bánh mỳ, bánh ngọt theo kiểu Âu. Trong các năm tiếp theo sẽ triển khai các khóa đào tạo nâng các món ăn của các nước là khách hàng chính của Mường Thanh như món ăn Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…”, anh Lương chia sẻ.
Minh Tâm