Mường Thanh có đội ngũ giảng viên đào tạo nội bộ đông đảo và chất lượng nhất

Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Thế Cường – Giám đốc đào tạo và kiểm soát chất lượng Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đã từng có kinh nghiệm nhiều năm làm công tác đào tạo cho các công ty nước ngoài và tập đoàn lớn ở Việt Nam, anh Cường cho biết, công tác đào tạo nhân sự nội bộ là vô cùng quan trọng và cần được quan tâm. Lý giải về điều này, anh cho hay: “Với lượng nhân viên thay đổi hằng quý, hàng năm, bên cạnh đó còn có các cơ chế mới, chính sách mới, quy trình mới, đặc biệt khi có những nguồn lực mới vào, buộc các công ty phải có công tác đào tạo để cung cấp cho họ kiến thức, kỹ năng và thái độ khi bắt đầu làm việc”.

IMG_0319

Anh Cường chỉ ra rằng, đối với ngành khách sạn nói chung, công tác đào tạo nội bộ có nhiều điểm khác biệt và “nặng đô” hơn so với các ngành công nghiệp khác, bởi lẽ tỷ lệ luân chuyển nhân sự của ngành khách sạn rất cao (trung bình khoảng 20 – 30% /1 năm). Cùng với việc ngành khách sạn là ngành công nghiệp không khói, cán bộ nhân viên (CBNV) luôn phải làm việc với những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, vì vậy để duy trì được chất lượng phục vụ, công tác đào tạo nhân sự càng phải thể hiện được vai trò dẫn đầu. Nếu như những ngành công nghiệp làm việc với máy móc, chu kỳ 5 – 7 năm mới thay đổi, khi đó mới cần đào tạo lại quy trình cho nhân viên. Vì những đặc điểm riêng đã nêu trên của ngành khách sạn mà đào tạo nhân sự ở khách sạn là một quá trình liên tục, không có điểm bắt đầu và kết thúc. Khi đào tạo được một lớp nhân sự mới, công việc đào tạo sẽ không dừng lại ở đó mà phải tiếp tục phát triển lên để cập nhật kiến thức cho những lớp nhân sự cũ.

14718779_1534304546585325_7140204699980387958_n

Đối với thực tế tại Mường Thanh, anh Cường cho biết: “Công tác đào tạo tại Mường Thanh có thuận lợi là sự hỗ trợ rất lớn từ Chủ tịch và Tổng Giám đốc. Chủ tịch và Tổng Giám đốc rất hiểu rằng: đào tạo là quy trình không thể thiếu, là tiềm năng để chúng ta cạnh tranh với các đơn vị khác”. Chỉ khi coi đào tạo là một khoản đầu tư – khoản đầu tư vào con người, chứ không phải là một khoản chi tiêu, khi đó chất lượng cũng như công tác đào tạo nhân sự mới thật sự hiệu quả. Rất may mắn rằng, Ban lãnh đạo Tập đoàn Mường Thanh đã lựa chọn tập trung đầu tư vào con người, vào chất lượng, do đó đây cũng là bệ đỡ để chính bản thân Mường Thanh có thể cạnh tranh được với các đơn vị khác.

Sau gần 2 năm triển khai chương trình TOT (Train of the Trainer) tới các đơn vị thành viên, tính đến thời điểm này anh Cường tự hào nói rằng: “Đội ngũ giảng viên nội bộ của Tập đoàn Mường Thanh so với những tập đoàn khách sạn cùng ngành ở Việt Nam là đông đảo và chất lượng nhất”. Bắt đầu dự án phát triển đào tạo từ năm 2016, Mường Thanh đã nhận được nhiều ưu ái từ Tổng cục Du lịch Việt Nam nói chung và dự án VTOS nói riêng khi đã “may đo” riêng cho Tập đoàn Mường Thanh hơn 10 khóa đào tạo chuyên sâu về chuyên môn như: buồng, bếp, lễ tân, an ninh, kỹ thuật, an ninh…và đích thân BTC dự án đã mở 2 khóa đào tạo TOT chỉ để đào tạo ra các đào tạo viên. Sau khi khi kết thúc khóa học, Mường Thanh đã có 60 đào tạo viên được cấp chứng chỉ có giá trị áp dụng trên toàn quốc và khu vực. Từ 60 đào tạo viên, phòng Đào tạo chọn lọc ra được 30 gương mặt sáng giá để tiếp tục học khóa Master Trainer. Trong quá trình năm 2016 – 2017, phòng đào tạo đã tổ chức được khoảng gần 40 khóa nội bộ do chính giảng viên nội bộ của tập đoàn trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Thành quả của sự không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện và truyền dạy của các giảng viên nội bộ là con số gần 1000 giảng viên nội bộ đã được cấp chứng chỉ của tập đoàn – chứng chỉ đủ điều kiện để có thể hướng dẫn nhân viên của mình về tay nghề. Đây thực sự là một bước tiến lớn của công tác đào tạo nhân sự trong 2 năm qua.

IMG_0194

Chia sẻ về kế hoạch phát triển đào tạo trong năm tới, anh Cường cho biết, sang năm 2018, Mường Thanh sẽ tiếp triển khai sâu và rộng hơn nữa các bộ tiêu chuẩn SOP với sự kết hợp của các Giám đốc chuyên môn. Bên cạnh đó, phòng Đào tạo còn chú trọng vào việc nâng cao kỹ năng quản lý khách sạn (Hotel Management) của từ các cấp Giám sát trở lên. Và một dự án vô cùng quan trọng đối với các đào tạo viên đó chính là dự án Master Trainer thế hệ thứ 2, để mở rộng thêm đội ngũ Master Trainer, giúp công việc đào tạo nhân sự và chất lượng dịch vụ Mường Thanh được bao quát, kiểm soát tốt hơn.

Tâm Bảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục