Nổi tiếng trong giới doanh nhân Việt Nam bởi chất liều lĩnh trong kinh doanh, luôn luôn đi trước và còn bởi biệt danh độc “đại gia điếu cày”.
Bước chuyển mình từ đảng viên sang doanh nhân
Lê Thanh Thản sinh năm 1949, tại một vùng quê huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Học đến cấp 3, vào năm 1974, khi chỉ còn vài tháng là tốt nghiệp trung học, ông bỏ dở giữa chừng và tòng quân vào “chiến dịch cuối cùng” của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trực tiếp tham gia chiến dịch giải phóng Huế và toàn bộ miền Nam với tư cách là một chiến sỹ thông tin.
Sinh ra trong một gia đình đảng viên. Ông nội là một người cộng sản thuộc tầng lớp đầu tiên, cha là đảng viên, chủ nhiệm hợp tác xã. Định hướng con đường tương lai của ông Thản sẽ là một cán bộ, một đảng viên theo lịch sử gia đình.
Sau chiến tranh, năm 1982 ông Thản được cử lên Lai Châu và giữ chức Phó chánh văn phòng huyện ủy. Hành trình lên Tây Bắc của ông Thản vừa mang ý nghĩa xây dựng nhà nước theo chủ trương “nắm dân, tăng cường cán bộ” của Đảng vừa hàm chứa một lựa chọn khác “Nếu được Đảng và chính quyền địa phương trọng dụng thì con sẽ phấn đấu trở thành cán bộ chính trị, nhưng nếu vì lý do nào đó mà không trọng dụng, con sẽ lập nghiệp bằng kinh tế”
“Đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản
Ở huyện Mường Lay ông quy tụ những lao động khỏe mạnh lập ra một đội sản xuất chuyên đảm nhận xây dựng các công trình cho địa phương. Không bỏ qua mọi cơ hội kiếm tiền nào từ đúc gạch ngói, buôn bán nông lâm sản cho đến nhận thầu xây dựng các tuyến đường. Đây là những vốn liếng đầu tiên, tiền thân của việc lập ra một xí nghiệp tư nhân.
Sang những năm 90, ông thành lập Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu (sau đổi tên thành Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu và nay là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên) đặt trụ sở chính tại Điện Biên.
Doanh nghiệp tư nhân của ông mở rộng thị trường xây dựng không chỉ tại tỉnh Điện Biên mà ông còn kiếm được những gói thầu lớn ở tình Phongsaly của Lào.
Khi nhắc lại thời kỳ đầu của đại gia Lê Thanh Thản, một cán bộ tỉnh Lai Châu vẫn còn nhớ rõ về phi vụ đình đám nhất một thời. Vào năm 1992 doanh nghiệp tư nhân của Lê Thanh Thản mạnh dạn đứng ra đấu thầu gói thầu sủa chữa 70 km đường bộ từ cửa khẩu Tây Trang đến Mường Khoa trên đất bạn Lào, có trị giá 11,7 triệu USD . Đây là một món lợi lớn nhưng nhiều đơn vị nhà nước không đủ lực thực hiện.
Sự linh hoạt, nhạy bén trong công việc của ông Thản còn được nhiều người nhớ đến qua một gói thầu lớn cũng chính trên đất bạn Lào. Theo thỏa thuận hợp đồng phía Lào sẽ thanh toán hợp đồng bằng USD, nhưng do trong thời điểm đó nhà nước Lào đang bị kẹt ngoại tệ không thể thanh toán ngay được. Với đầu óc nhanh nhạy của một người kinh doanh ông đã bàn với nước bạn một hướng giải quyết hợp lý cho cả 2 nước láng giềng Lào và Việt Nam. Thay vì thanh toán bằng ngoại tệ, ông xin nhập khẩu một lượng lớn hàng “viện trợ” mà phía nước bạn dư thừa, còn Việt Nam đang thiếu. Theo thỏa thuận này một lượng hàng hóa như xe Dream đã được nhập khẩu vào Việt Nam mà không mất một đồng thuế nào.
Ông chủ chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam
Năm 1993, ông Thản tiến hành xây dựng khách sạn đầu tiên của tỉnh Lai Châu tại Điện Biên. Sau một năm thi công, khách sạn được đưa vào hoạt động năm 1994, đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Điện Biên. Thời điểm này lượng khách đổ về Điện Biên quá đông mà nhu cầu phòng khách sạn không đủ để đáp ứng.
Ông Thản nhận định được tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, định hướng kinh doanh và đón đầu cơ hội. Một thời gian sau, năm 1996, tỉnh Lai Châu đã đề nghị ông nhượng lại khách sạn Điện Biên, trao đổi với ông bằng một lô đất có giá trị khác. Chính từ lô đất này ông đã xây dựng nên khách sạn Mường Thanh Điện Biên, tiền thân của chuỗi khách sạn Mường Thanh đang hoạt động trên một số tỉnh thành hiện giờ.
Mường Thanh là chuỗi khách sạn tư nhân đầu tiên lớn nhất tại Việt Nam
Năm 1997, Mường Thanh Điện Biên, khách sạn đầu tiên trong chuỗi khách sạn Mường Thanh của đại gia Lê Thanh Thản chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay Mường Thanh nâng con số lên đến 40 khách sạn,
Đánh dấu bước ngoặt trên con đường phát triển của ông là khách sạn Mường Thanh Hà Nội. Khai trương vào tháng 9/2009, khách sạn Mường Thanh Hà Nội là khách sạn đầu tiên chuyển hướng đầu tư chiến lược vào việc xây dựng và kinh doanh các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 đến 5 sao.
Cũng phải nói qua về nguồn nảy sinh tham vọng thâu tóm bất động sản trong cả nước của ông Thản.
Đầu những năm 2013, một nhà đầu tư Nhật Bản, tập đoàn Tokyo Inn công bố kế hoạch đầu tư xây dựng 100 khách sạn 3-5 sao đầu tiên tại Việt Nam, bao gồm cả thuê lại và xây mới. Đây chỉ mới là một kế hoạch được thai nghén trên mặt giấy tờ chứ chưa được tập đoàn này tiến hành triển khai.
Tưởng chừng như dự án này đã đi vào quên lãng khi không một ai nhớ tới, nhưng trái ngược với số đông, đại gia Lê Thanh Thản lại tự nhủ, nếu một công ty nước ngoài có thể thực hiện được một tham vọng lớn như vậy trên nước mình thì tại sao một công ty trong nước có tiềm lực tài chính mạnh lại không thể làm ? Nói là làm, chiến lược phủ sóng của ông Thản được tiến hành lặng lẽ và mang lại rất nhiều hiệu quả, lợi nhuận trong suốt những năm qua.
Nhanh nhạy ở thị trường bất động sản
Vẫn tuân thủ theo công thức phát triển chung của các đại gia Việt Nam, bắt đầu từ việc thu mua các bất động sản ở ngoại ô, cách xa trung tâm, sau đó chờ thời gian quy hoạch, mở rộng đô thị sẽ đẩy giá nhà đất lên, đưa lại giá trị cao cho những bất động sản đã sở hữu trước đó. Đó cũng chính là bươc tiến của Lê Thanh Thản vào thì trường bất động sản.
Nhưng với cách làm đơn giản hơn, ông không phải lo ngại về vấn đề đầu ra như một số đại gia có tiếng cùng thời. Với quy tắc “nhanh gọn, không vay mượn, không tồn đọng giúp quay vòng vốn nhanh hơn” các nền đất của ông được mua với giả rẻ và đến lúc bán cũng với giá trị rẻ hơn giúp thuận mua vừa bán, không đẩy bất động sản vào tình trạng tồn đọng quá lâu gây mất giá trị.
Khu vực đầu tiên đánh dấu sự hiện diện của đại gia Lê Thanh Thản trên thị trường bất động sản Hà Nội là khu vực bán đảo Linh Đàm.
Bán đảo Linh Đàm đánh dấu sự bành trướng về bất động sản của đại gia Lê Thanh Thản
Vào những năm 90, ông bỏ tiền thu mua khu hồ đầm ngập trũng nước, và cho dù không cách xa trung tâm Hà Nội nhưng đây được coi là khu vực kém phát triển nhất trong bán kính 10 km. Là dân lâu năm trong nghề, ông nhìn ra được giá trị và cơ hội trong tương lai đối với vùng đất này, cũng không ngoại lệ khi suy nghĩ nhanh nhạy và hành động dứt khoát khi quyết định đầu tư để dành vào bán đảo Linh Đàm.
Không dừng lại ở đó, ông còn mở rộng những dự án chung cư tại Xa La, Đại Thanh, Kim Văn, Kim Lũ. Điển hình như dự án tại Xa Lạ, ông Thản đã xin đầu tư khu đô thị Xa La tại Hà Đông . Trên diện tích 32 ha, khu đô thị được xây dựng gồm 10 chung cư và hằng trăm căn liền kề đã hoàn thiện.
Đáng kể là vào thời điểm “sốt” giá đất ở đây từng lên tới 50-60 triệu đồng/m2, trong khi tài liệu công ty cho biết tổng số tiền đền bù vào năm 2005 chỉ là 64 tỷ đồng. Hay như quần thể khách sạn, biệt thự sang trọng tại xã Đại Kim, Thanh Trì cho thấy ông chỉ mua một lô đất 8.000 m2 này với giá 16 tỷ đồng, trong khi bây giờ con số đã được dội lên gấp chục lần.
Để có được thành công như ngày hôm nay đại gia Lê Thanh Thản luôn trung thành với triết lý kinh doanh “Không để tiền chết, quay vòng vốn nhanh”, để từ đó vạch ra những chiến lược kinh doanh của riêng mình.
Nổi tiếng với việc kinh doanh phân khúc nhà ở thương mại trung bình, với giá bán từ 15 triệu đồng/m2, các căn hộ tại dự án bất động sản mà ông Thản bán đều có giá trị trong khoảng từ 600 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng. Phân khúc nhà ở này của ông luôn đưa lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, từ khách hàng bình dân đến khách hàng thượng lưu. Do đó, mỗi khi mở bán đều đắt như tôm tươi, hàng năm bán ra hàng nghìn căn hộ.
Tập đoàn gia đình
Ái nữ kín tiếng nhà đại gia Lê Thanh Thản
Hiện tại nắm giữ điều hành chính tại chuỗi khách sạn Mường Thanh là cô con gái cả của đại gia Lê Thanh Thản. Sau nhiều năm tu nghiệp tại Anh, Lê Thị Hoàng Yến con gái cả Lê Thanh Thản trở về nước và được giao trọng trách điều hành khối khách sạn khổng lồ này. Hoàng Yến sinh năm 1987 hiện đang là Tổng giám đốc tập đoàn Mường Thanh, hiện cô dang nắm giữ 20 % số cổ phiểu của tập đoàn, sau đó là chồng cô ông Đỗ Trung Kiên nắm giữ 10 % cổ phiếu, và Lê Thanh Thản nắm giữ 70% cổ phiếu của tập đoàn Mường Thanh.
Tính đến 24/4/2015, CTCP Tập đoàn Mường Thanh đều thuộc sở hữu của gia đình ông Lê Thanh Thản. Là một công ty gia đình nên việc thông tin công khái các dự án cũng như quỹ đất của đại gia khó có thể nắm hết.
Sở hữu những thú vui dân dã
Nổi tiếng trong giới doanh nhân với biệt danh “đại gia điếu cày”, dù là một đại gia sở hữu khối tài sản kếch sù, nhưng Lê Thanh Thản vẫn giữ thói quen rất bình dân đó là hút thuốc lào. Có thể nói điếu cày là vật bất ly thân của vị đại gia này. Ngay cả khi sở hữu di chuyển trên 1 trong 2 chiếc Roll Royce chính hãng tại Việt Nam thì mọi người vẫn quen thuộc với hình ảnh vị đại gia bước ra từ Roll Royce cùng cái điếu cày.
Bên cạnh thói quen dân dã, vị đại gia này còn chia sẻ món ăn yêu thích của ông. Không xa hoa cầu kỳ, ông hướng tới những thứ gì bình dân đơn giản nhất, và những món ăn ưa thích của ông cũng vậy, đó đơn giản chỉ là cá trích và đậu phụ mắm tôm.
Nổi tiếng vì kinh doanh, vì thói quen dân dã, ông còn nổi tiếng vì đang sở hữu một trại bảo tồn động vật hoang dã Trại Bò. Trại Bò rộng 100ha, khu vườn thú đã chiếm tới 35ha, được đặt tại xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, trong đó nuôi nhiều loại động vật quý hiếm như tê giác, sư tử, bò tót, hổ,…
Nhiều năm trước nói đây vốn chỉ là một vùng đất hoang, thời tiết khắc nghiệt kèm với địa hình đồi núi phức tạp. Người dân nới đây đã phải chịu thua không thể cải tạo được vùng đất hoang sơ này. Chỉ khi ông Lê Thanh Thản trở về quê hương, đầu tư một khoản tiền không nhỏ vào caỉ tạo thì nới đây mới bắt đầu có những thay đổi đáng kể.
Sau khi có được quyền sử dụng diện tích đất trên, Công ty TNHH Lê Thanh Thản tiến hành đầu tư làm đường bê tông, xây lắp hệ thống điện, bắt đầu cải tạo vùng đất khó. Ông cho nhập các loại thú quý hiểm trông các tỉnh thành và ở các quốc gia khác trên thế giới về đây.
Theo thống kê của Hạt kiểm lâm Diễn Châu, khu du lịch sinh thái Trại Bò đang nuôi bảo tồn 13 loài động vật quý hiếm (tê giác, hổ trắng, hà mã, bò tót,…) và 7 loại động vật thông thường khác.
Được biết, mỗi tháng khu sinh thái chi phí khoảng 400 triệu đồng vào việc mua thức ăn cho các loài động vật và chi trả tiền lương cho 40 công nhân làm việc tại đây. Trong tương lai gần tại khu sinh thái sẽ đầu tư hơn 70 tỷ đồng vào việc xây dựng khu vui chơi, sân tennis và khách sạn để phục vụ khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng.
Theo tinmoi