Để làm Quản lý nghiệp vụ vùng cần ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong nghề

Đó là một trong những tiêu chí đầu tiên để được cân nhắc bổ nhiệm vị trí Quản lý nghiệp vụ vùng theo chia sẻ của anh Trần Ngọc Lương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh.

Nhà Mường: Tính đến thời điểm hiện tại, Văn phòng điều hành tập đoàn (VPĐH) đã bổ nhiệm được bao nhiêu vị trí giám sát nghiệp vụ theo vùng, theo những nghiệp vụ nào, thưa anh?

Tính đến ngày 1/6/2017, VPĐH đã bộ nhiệm tổng cộng là 37 Quản lý nghiệp vụ vùng. Bao gồm: nghiệp vụ Bếp (7 người), nghiệp vụ Lễ tân (5 người), nghiệp vụ Bàn (5 người), nghiệp vụ Buồng (5 người), nghiệp vụ An ninh (4 người), nghiệp vụ Kỹ thuật (8 người), nghiệp vụ IT (3 người).

Nhà Mường: Theo lộ trình, khi hoàn thành, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh sẽ có bao nhiêu Quản lý nghiệp vụ vùng được bổ nhiệm?

Hiện nay, chúng ta còn thiếu bộ phận Nhân sư đang đào tạo. Nếu đủ, mỗi nghiệp vụ sẽ có 10 Quản lý nghiệp vụ vùng. Với tổng số 8 nghiệp vụ (Bếp, Lễ tân, Bàn, Buồng, An ninh, Kỹ thuật, IT, Nhân sự), Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh sẽ có 80 Quản lý nghiệp vụ vùng.

426161_355087214563387_1972913503_n

Anh Trần Ngọc Lương – Phó TGĐ Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh phụ trách Nhân sự và khối Operation.

Nhà Mường: Xin anh cho biết tiêu chuẩn bổ nhiệm Quản lý nghiệp vụ vùng là gì?

Tiêu chuẩn đầu tiên là ứng viên phải có kinh nghiệm ở nghiệp vụ đó ít nhất 10 năm và đang đảm nhận vị trí Trưởng hoặc Phó bộ phận. Thứ hai, ứng viên cần có kiến thức, kỹ năng và thái độ chuẩn, đã tham gia khóa đào tạo về nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của ngành Du lịch Việt Nam (VTOS).

Các tiêu chuẩn tiếp theo bao gồm: Có nguyện vọng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi để nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp; Có khả năng đi công tác các tỉnh trong và ngoài nước; Tự nguyện đảm nhận vị trí kiêm nhiệm và được sự ủng hộ của Giám đốc (GM) khách sạn nơi làm việc.

IMG_1230

Anh Trần Ngọc Lương (ngoài cùng bên phải) chụp cùng các CBNV Mường Thanh tại Hà Nội nhận chứng chỉ VTOS.

Nhà Mường: Tại sao Mường Thanh cần bổ nhiêm Quản lý nghiệp vụ theo vùng, thưa anh?

Nếu chỉ có 1 Giám đốc chuyên môn như trước đây sẽ không thể bao quát, giám sát và hỗ trợ hết tất cả các khách sạn được. Chính vì lẽ đó, việc bổ nhiệm Quản lý nghiệp vụ theo vùng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và chất lượng sản phẩm đồng đều, theo tiêu chuẩn đã thống nhất và được phê duyệt ở tất cả các khách sạn thuộc Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh, đồng thời phát triển nguồn nhân sự cho Tập đoàn.

Các Quản lý vùng thay mặt Giám đốc chuyên môn VPĐH sẽ giữ vai trò giám sát các bộ phận nghiệp vụ tương ứng thuộc các khách sạn có thực hiện đúng các SOPs và P&Ps đã ban hành hay không. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, tham gia công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới.

bàn ăn 2 (6)

Chất lượng đang là vấn đề được Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đẩy mạnh trong năm 2017.

Nhà Mường: Xin anh cho biết quyền và lợi ích của những người làm Quản lý nghiệp vụ vùng?

Người làm Quản lý nghiệp vụ vùng có quyền: Trực tiếp đến kiểm tra, giám sát việc thực hiện các SOP và P&P của các khách sạn trong vùng được phân công; Đề xuất khen thưởng các khách sạn thực hiện tốt và đề xuất kỷ luật các khách sạn thực hiện chưa tốt; Đề xuất đề bạt các nhân viên có năng lực và đề xuất hạ chức hay cho thôi việc nhân sự yếu kém

Về lợi ích, Quản lý nghiệp vụ vùng sẽ được tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ và quản lý, được tiền phụ cấp trách nhiệm kiêm nhiệm Quản lý nghiệp vụ vùng hàng tháng do VPĐH chi trả (2 triệu đồng/ tháng), được tiền công tác phí khi đi công tác do VPĐH chi trả…

Nhà Mường: Những người làm Quản lý nghiệp vụ vùng sẽ làm theo nhiệm kỳ hay không giới hạn thời gian?

Việc đảm nhận Quản lý nghiệp vụ vùng sẽ không bị giới hạn thời gian. Quan điểm của Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn là nếu làm tốt sẽ tiếp tục công việc, nếu chưa đảm nhận được sẽ cho thôi kiêm nhiệm.

Box:

Căn cứ vào văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm vùng miền và số lượng khách sạn Mường Thanh có ở từng tỉnh, các khách sạn Mường Thanh được chia thành 10 vùng để mỗi Quản lý vùng sẽ chịu trách nhiệm từ 5 – 6 khách sạn.

Cụ thể, Vùng 1 gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang. Vùng 2 gồm các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh. Vùng 3 gồm các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam. Vùng 4 gồm các tỉnh Thanh Hóa; huyện Hoàng Mai, huyện Diễn Châu, huyện Con Cuông thuộc tỉnh Nghệ An. Vùng 5 gồm Thị xã cửa Lò và TP. Vinh thuộc tỉnh Nghệ An. Vùng 6 gồm các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và TP. Huế. Vùng 7 gồm TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Vùng 8 gồm các tỉnh Quy Nhơn, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Vùng 9 gồm các tỉnh Phan Thiết, TP. HCM, TP. Vũng Tàu, TP. Cần Thơ, tỉnh Cà Mau, Kiên Giang. Vùng 10 gồm các khách sạn ở ngoài Việt Nam (Mường Thanh Luxury Vientiane – Lào).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục