Mường Thanh tài trợ Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam 2018

Tập đoàn Mường Thanh là đơn vị đồng hành Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam 2018 – sự kiện có quy mô lớn để thảo luận về cơ hội, thách thức cũng như chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam.

Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam do Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) phối hợp cùng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Hội đồng tư vấn du lịch quốc gia (TAB) và báo VnExpress tổ chức. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế ViEF.

Diễn đàn du lịch năm nay có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ hơn 1.500 khách mời, trong đó hơn 500 khách tham gia phiên một vào chiều 5/12 và hơn 1.000 khách tham dự phiên hai vào sáng 6/12. Các khách mời và diễn giả tham gia đều là những gương mặt nổi bật trong ngành, từ các chuyên gia trong nước, đại diện các tập đoàn lớn nhất về du lịch đến các chuyên gia, doanh nhân nước ngoài như ông Tony Fernandes – Tổng giám đốc AirAsia, đại diện Tổng cục Du lịch Singapore, Hội đồng du lịch Nam Australia, Hôi đồng du lịch Vương quốc Anh, đại diện cấp cao kênh CNN

Tại Diễn đàn Cấp cao Du lịch diễn ra chiều 5/12 và sáng 6/12, lãnh đạo chính phủ, Bộ, ngành liên quan cùng gần 1.000 doanh nghiệp cùng thảo luận về thực trạng của du lịch Việt Nam hiện nay, mục tiêu phát triển, các cơ hội cũng như thách thức trong tương lai. Đánh giá về du lịch Việt Nam, các chuyên gia quốc tế cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Để cạnh tranh với các nước trong khu vực, du lịch Việt Nam cần xác định thị trường mục tiêu và xây dựng thương hiệu, thu hút khách đoàn và khách quay lại.

23-khan-gia-soi-noi-7394-1544017930

Ông Phạm Hồng Dũng – Phó TGĐ Tập đoàn Mường Thanh tham gia các phiên thảo luận tại diễn đàn. Ảnh: VnExpress

Theo đề xuất của ông Brent Hill – Giám đốc Marketing Hội đồng Du lịch Nam Australia, du lịch Việt Nam cần xác định thị trường mục tiêu và xây dựng thông điệp cho mỗi thị trường. Hiện Việt Nam làm tốt ở thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, nhưng cần duy trì quảng bá ở ASEAN, lựa chọn thêm các thị trường có khả năng cung cấp khách, chi trả cao… để đầu tư.

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng con số tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam chưa xứng với tiềm năng du lịch của Việt Nam. Nguyên nhân xuất phát từ thế chế, cơ sở hạ tầng và các điều kiện khác như chính sách visa, quảng bá xúc tiến du lịch, chính sách với khu vực kinh tế tư nhân. Các vấn đề khác cũng được diễn giả trong và ngoài nước bàn luận sôi nổi.

Tham dự diễn đàn, ông Phạm Hồng Dũng – Phó TGĐ phụ trách Kinh doanh Tập đoàn Mường Thanh, cho rằng nhằm tăng sức cạnh tranh cho du lịch Việt, ngành du lịch nên quan tâm đến việc hút khách Âu và Mỹ. Bàn về vấn đề nhân lực ngành du lịch – một trong những điểm nghẽn của du lịch Việt hiện nay, ông Phạm Hồng Dũng đồng ý với quan điểm rằng, trong khi thị trường yêu cầu kiến thức tổng quát, ngoại ngữ, kỹ năng mềm, thái độ làm việc, năng lực quản lý… thì các chương trình đào tạo ngành du lịch, tổ chức sự kiện hay vận hành tour lại chỉ thiên vào nghiệp vụ.

22-5217-1543997648_600x0

Phó TGĐ Phạm Hồng Dũng chia sẻ ngay câu chuyện thực tiễn tại Mường Thanh – một tập đoàn sở hữu chuỗi khách sạn trải dài khắp cả nước và cần nguồn nhân lực lớn. Để đáp ứng cho chuỗi khách sạn, Mường Thanh mất nhiều thời gian đào tạo. Ví dụ cấp trưởng bộ phận, thời gian đào tạo từ cơ bản đến khi đảm trách được vị trí khoảng hai năm. Còn vai trò quản lý khách sạn (giám đốc), thời gian có thể mất 5-7 năm. Tập đoàn cũng phải điều chuyển nhân sự giữa các vị trí, khách sạn để có thể đủ nhân sự.

Theo chia sẻ của ông Dũng, nhân sự mới ra trường có nhiều điểm yếu kém như như kén chọn, thiếu kiên nhẫn, thiếu nhiệt huyết nhưng lại không muốn làm những công việc phổ thông. Trong khuôn khổ diễn đàn, các khách mời và chuyên gia đã cùng thảo luận nhiều giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho ngành.

Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch quốc gia, ông Trần Trọng Kiên cho rằng mục tiêu của du lịch Việt Nam phải là đứng thứ ba ở ASEAN. Đây là một trong những chủ đề nóng được nêu ra tại Tại Diễn đàn Cấp cao Du lịch. Ngoài ra, màn tranh luận về visa, ứng dụng công nghệ trong du lịch, tiếp thị kỹ thuật số, chương trình quảng bá xúc tiến… cũng được cấc chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý mang ra “mổ xẻ” đến tận phút cuối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục